Tất cả thiết bị laser không phải đồ chơi
Năm 2008, 12 khán giả trong một buổi hòa nhạc ở Nga bị mù vì laser sử dụng trong trình diễn, 17 người khác phải nhập viện.
Ra đời từ năm 1960, laser được đánh giá là một trong những phát minh ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20. Vô vàn ứng dụng của laser được khai thác trong nhiều lĩnh vực từ nghiên cứu khoa học, y khoa cho đến giáo dục, giải trí...
Trong khi những nguồn phát laser công suất lớn chỉ xuất hiện và được kiểm soát chặt chẽ trong nghiên cứu khoa học và sản xuất công nghiệp, nhiều thiết bị laser cỡ vừa và nhỏ xuất hiện ở khắp mọi nơi xung quanh bạn. Chúng đến từ những máy cắt kim loại, biển quảng cáo, đèn pin hay thậm chí là đồ chơi trẻ em và đèn pha ô tô.
Thiết bị laser càng dễ sử dụng càng mang lại nhiều mối nguy hiểm, cho dù nguyên nhân đến từ sự cố ý hay vô tình. Những đèn pin laser cầm tay bấy lâu đã trở thành một nỗi ám ảnh. Nó có thể trở thành vũ khí để tấn công bất kỳ ai.
Nạn nhân phổ biến là các cầu thủ bóng đá trên sân và phi công máy bay trên mặt đất. Hơn 3.700 sự cố sân bay ở Hoa Kỳ năm 2015 được báo cáo liên quan đến laser. Một phi công ở Anh đã bị cháy võng mạc khi bị tấn công bởi một thiết bị laser quân sự cầm tay. Năm 2008, 12 khán giả trong một buổi hòa nhạc ở Nga bị mù vì laser sử dụng trong trình diễn, 17 người khác phải nhập viện.
Những ví dụ này cho thấy sự phổ biến và lạm dụng laser đang đi đôi với gia tăng các vụ tai nạn. Mắt của con người không được tiến hóa kịp để phù hợp với nguồn sáng nhân tạo của thế kỷ 20 này. Trong khi chúng ta đều biết đa số thiết bị laser đều được phân cấp an toàn, việc kiểm tra xem laser của chiếc bút chỉ hay đầu đọc đĩa CD thuộc mức độ nào chẳng phải ai cũng biết.
Người tiêu dùng không nhận thức được nguy hiểm
Ít ra thì một chiếc máy chạy đĩa CD cũng được bọc kín. Còn laser phát ra từ con trỏ có nguồn dưới 1mW sẽ rất hữu ích và an toàn với bạn. Tuy nhiên, ở trên nguồn điện này, tia laser tạo ra sẽ đủ để gây tổn thương cho mắt.
Nhiều đèn pin laser cầm tay chạy pin có thể vượt quá giới hạn cho phép hàng trăm thậm chí hàng ngàn lần. Chúng rất nguy hiểm, ngay cả ở khoảng cách lớn. Người tiêu dùng thì không có đủ nhận thức về quy mô của sự nguy hiểm.
Nếu ai đó đưa cho bạn một con dao hay một khẩu súng, thái độ cẩn thận đối với nó là rất rõ ràng. Tuy nhiên, nếu là một đèn laser, đối với bạn nó cũng giống như một món đồ chơi vô hại. Thực ra, một thiết bị phát laser chứa đầy sức mạnh trong nó, dễ dàng gây tổn thương nghiêm trọng từ xa.
Nắm rõ những tiêu chuẩn
Nhiều quốc gia và chính phủ đang có những biện pháp để loại bỏ những thiết bị laser độc hại khỏi thi trường tiêu dùng. Cục Quản lý Thực và dược phẩm Hoa Kì công bố một khuyến cáo, trong đó nói mọi thiết bị laser lớn hơn 5 mW sẽ gây hại cho da và mắt. Cộng đồng Châu Âu cũng có tiêu chuẩn riêng của họ cho các mức độ an toàn của laser.
Thông thường, các sản phẩm laser trên thị trường có thể nhận biết theo 4 cấp độ:
Cấp độ 1: Tia laser nằm kín bên trong thiết bị, ví dụ như, trong các máy nghe nhạc CD. Đây là cấp độ an toàn nhất
Cấp độ 2: Laser an toàn với điều kiện sử dụng bình thường. Kể cả khi chiếu vào mắt, phản xạ chớp mi cũng có thể loại bỏ khả năng gây tổn thương. Những thiết bị này có công suất dưới 1mW, ví dụ như bút trỏ laser.
Cấp độ 3a: Công suất đạt đến 5mW. Tập trung nhìn tia laser này trong vòng mấy giây sẽ gây thiệt hại trực tiếp đến võng mạc.
Cấp độ 3b: Tia laser gây tổn thương ngay lập tức khi chiếu vào mắt.
Cấp độ 4: Là các laser cho mục đích quân sự, công nghiệp và nghiên cứu khoa học. Chúng có thể đốt cháy da khi tiếp xúc. Các tia tán xạ cũng có thể gây tổn hại cho võng mạc.
Mặc dù vậy, điều quan trọng nhất là những tiêu chuẩn và quy định phải được phổ biến rộng rãi cho công chúng. Nếu nói về một laser công suất cao có thể gây nguy hiểm, câu hỏi mà công chúng đặt ra là tại sao không thể cấm hoàn toàn chúng.
Vấn đề là để gây tổn hạt cho mắt, laser cần phải có cơ hội chiếu tập trung trong thời gian lớn và chỉ tại một điểm. Sẽ rất khó để chúng ta có thể thực hiện được điều này, trong hầu hết các trường hợp. Mặc dù vậy, nếu ai đó không may, cả cuộc sống của họ có thể bị thay đổi chỉ vì một tia laser.
Riêng đối với các hoạt động hàng không, nguy hiểm đến từ laser không chỉ là nó có một cơ hội hiếm hoi gây mù lòa cho một phi công của họ. Laser chiếu vào buồng lái trong quá trình máy bay hạ cánh gây mất tập trung và xao lãng.
Nguy cơ được Cục quản lí hàng không Liên bang (FFA) Hoa Kỳ nhận thức rất rõ ràng. Họ thậm chí đã cung cấp một số hướng dẫn cho phi công để xử lí trường hợp đặc thù này. Một số đơn vị cung cấp kính chuyên dụng chống laser cho phi công, mặc dù vậy, nó không thường được sử dụng vì làm thay đổi cả các tín hiệu trong buồng lái.
Có thể thấy rằng cuộc sống của chúng ta đang ngày càng bị bao bọc nhiều hơn bởi laser. Bên cạnh những tiện ích mà chúng mang lại, đây cũng là lúc tất cả chúng ta cần nghiêm túc đánh giá sự nguy hại tiềm tàng của nó. Những trường hợp tai nạn với laser có thể được đánh giá là hi hữu, nhưng chúng vẫn xảy ra. Đối với cả nhân loại điều đó quá nhỏ bé, nhưng đối với một ai đó, cả cuộc đời họ đã thay đổi chỉ vì một tia laser.
Ra đời từ năm 1960, laser được đánh giá là một trong những phát minh ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20. Vô vàn ứng dụng của laser được khai thác trong nhiều lĩnh vực từ nghiên cứu khoa học, y khoa cho đến giáo dục, giải trí...
Trong khi những nguồn phát laser công suất lớn chỉ xuất hiện và được kiểm soát chặt chẽ trong nghiên cứu khoa học và sản xuất công nghiệp, nhiều thiết bị laser cỡ vừa và nhỏ xuất hiện ở khắp mọi nơi xung quanh bạn. Chúng đến từ những máy cắt kim loại, biển quảng cáo, đèn pin hay thậm chí là đồ chơi trẻ em và đèn pha ô tô.
Thiết bị laser càng dễ sử dụng càng mang lại nhiều mối nguy hiểm, cho dù nguyên nhân đến từ sự cố ý hay vô tình. Những đèn pin laser cầm tay bấy lâu đã trở thành một nỗi ám ảnh. Nó có thể trở thành vũ khí để tấn công bất kỳ ai.
Laser rất nguy hiểm, đặc biệt cho võng mạc |
Những ví dụ này cho thấy sự phổ biến và lạm dụng laser đang đi đôi với gia tăng các vụ tai nạn. Mắt của con người không được tiến hóa kịp để phù hợp với nguồn sáng nhân tạo của thế kỷ 20 này. Trong khi chúng ta đều biết đa số thiết bị laser đều được phân cấp an toàn, việc kiểm tra xem laser của chiếc bút chỉ hay đầu đọc đĩa CD thuộc mức độ nào chẳng phải ai cũng biết.
Người tiêu dùng không nhận thức được nguy hiểm
Mọi thiết bị laser đều có cảnh báo nguy hiểm, nhưng nhiều người không nhận thức được điều đó |
Nhiều đèn pin laser cầm tay chạy pin có thể vượt quá giới hạn cho phép hàng trăm thậm chí hàng ngàn lần. Chúng rất nguy hiểm, ngay cả ở khoảng cách lớn. Người tiêu dùng thì không có đủ nhận thức về quy mô của sự nguy hiểm.
Nếu ai đó đưa cho bạn một con dao hay một khẩu súng, thái độ cẩn thận đối với nó là rất rõ ràng. Tuy nhiên, nếu là một đèn laser, đối với bạn nó cũng giống như một món đồ chơi vô hại. Thực ra, một thiết bị phát laser chứa đầy sức mạnh trong nó, dễ dàng gây tổn thương nghiêm trọng từ xa.
Nắm rõ những tiêu chuẩn
Nhiều quốc gia và chính phủ đang có những biện pháp để loại bỏ những thiết bị laser độc hại khỏi thi trường tiêu dùng. Cục Quản lý Thực và dược phẩm Hoa Kì công bố một khuyến cáo, trong đó nói mọi thiết bị laser lớn hơn 5 mW sẽ gây hại cho da và mắt. Cộng đồng Châu Âu cũng có tiêu chuẩn riêng của họ cho các mức độ an toàn của laser.
Có những tiêu chuẩn an toàn được đặt ra cho thiết bị phát laser |
Thông thường, các sản phẩm laser trên thị trường có thể nhận biết theo 4 cấp độ:
Cấp độ 1: Tia laser nằm kín bên trong thiết bị, ví dụ như, trong các máy nghe nhạc CD. Đây là cấp độ an toàn nhất
Cấp độ 2: Laser an toàn với điều kiện sử dụng bình thường. Kể cả khi chiếu vào mắt, phản xạ chớp mi cũng có thể loại bỏ khả năng gây tổn thương. Những thiết bị này có công suất dưới 1mW, ví dụ như bút trỏ laser.
Cấp độ 3a: Công suất đạt đến 5mW. Tập trung nhìn tia laser này trong vòng mấy giây sẽ gây thiệt hại trực tiếp đến võng mạc.
Cấp độ 3b: Tia laser gây tổn thương ngay lập tức khi chiếu vào mắt.
Cấp độ 4: Là các laser cho mục đích quân sự, công nghiệp và nghiên cứu khoa học. Chúng có thể đốt cháy da khi tiếp xúc. Các tia tán xạ cũng có thể gây tổn hại cho võng mạc.
Mặc dù vậy, điều quan trọng nhất là những tiêu chuẩn và quy định phải được phổ biến rộng rãi cho công chúng. Nếu nói về một laser công suất cao có thể gây nguy hiểm, câu hỏi mà công chúng đặt ra là tại sao không thể cấm hoàn toàn chúng.
Vấn đề là để gây tổn hạt cho mắt, laser cần phải có cơ hội chiếu tập trung trong thời gian lớn và chỉ tại một điểm. Sẽ rất khó để chúng ta có thể thực hiện được điều này, trong hầu hết các trường hợp. Mặc dù vậy, nếu ai đó không may, cả cuộc sống của họ có thể bị thay đổi chỉ vì một tia laser.
Riêng đối với các hoạt động hàng không, nguy hiểm đến từ laser không chỉ là nó có một cơ hội hiếm hoi gây mù lòa cho một phi công của họ. Laser chiếu vào buồng lái trong quá trình máy bay hạ cánh gây mất tập trung và xao lãng.
Nguy cơ được Cục quản lí hàng không Liên bang (FFA) Hoa Kỳ nhận thức rất rõ ràng. Họ thậm chí đã cung cấp một số hướng dẫn cho phi công để xử lí trường hợp đặc thù này. Một số đơn vị cung cấp kính chuyên dụng chống laser cho phi công, mặc dù vậy, nó không thường được sử dụng vì làm thay đổi cả các tín hiệu trong buồng lái.
Có thể thấy rằng cuộc sống của chúng ta đang ngày càng bị bao bọc nhiều hơn bởi laser. Bên cạnh những tiện ích mà chúng mang lại, đây cũng là lúc tất cả chúng ta cần nghiêm túc đánh giá sự nguy hại tiềm tàng của nó. Những trường hợp tai nạn với laser có thể được đánh giá là hi hữu, nhưng chúng vẫn xảy ra. Đối với cả nhân loại điều đó quá nhỏ bé, nhưng đối với một ai đó, cả cuộc đời họ đã thay đổi chỉ vì một tia laser.
Tham khảo Iflscience
Tất cả thiết bị laser không phải đồ chơi
Reviewed by Admin
on
11:48 PM
Rating: